Tình trạng Nhóm_ngôn_ngữ_Lưu_Cầu

Biển báo ở Naha, viết bằng tiếng Okinawa (đỏ) và tiếng Nhật (xanh).

Không có thống kê chính xác về số người nói các ngôn ngữ Lưu Cầu.[12] Tính đến năm 2005, dân số của quần đảo Lưu Cầu là chừng 1.452.288 người, nhưng số người nói thành thạo hầu như chỉ nằm ở nhóm người lớn tuổi, thường từ 50 trở lên.[12]

Ngày nay, việc trẻ con lớn lên với các ngôn ngữ Lưu Cầu ngày càng ít, và thường chỉ gặp ở trường hợp trẻ sống với ông bà. Các ngôn ngữ này vẫn xuất hiện trong các hoạt động văn hóa truyền thống, như nhạc cổ truyền, Kumi Odori (một điệu nhảy), thơ và kịch dân gian. Có một chương trình phát thanh tin tức bằng phương ngữ Naha của tiếng Okinawa từ năm 1960.[16]

Trên đảo Okinawa, những người dưới 40 tuổi có ít hiểu biết về tiếng Okinawa.[17] Một phương ngôn mới, mang đặc điểm của cả tiếng Nhật và tiếng Okinawa, đã hình thành, gọi là "tiếng Nhật Okinawa".[13] Dù bị các nhà ngôn ngữ học và hoạt động ngôn ngữ bỏ qua, nó là ngôn ngữ chính của giới trẻ.[13]

Tương tự, ngôn ngữ cho giao tiếp ngày nay ở Amami Ōshima không phải tiếng Amami truyền thống, mà là một dạng tiếng Nhật giọng Amami, gọi là トン普通語 (Ton Futsūgo, nghĩa đen là "tiếng phổ thông khoai tây [tức "quê mùa"]).[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhóm_ngôn_ngữ_Lưu_Cầu http://133.13.160.25/rlang/myk/details.php?ID=MY14... http://ecco.m78.com/download/ http://www.okinawabbtv.com/news/h_news.htm http://www.nilab.info/wiki/KaidaJi.html http://ryukyu-lang.lib.u-ryukyu.ac.jp/nkjn/details... http://www.synapse.ne.jp/hellokids/sinnantoutuusin... //dx.doi.org/10.1515%2F9781614511151.13 http://glottolog.org/resource/languoid/id/ryuk1243 http://www.hrelp.org/eprints/ldlt_28.pdf http://www.imadr.org/en/pdf/TakaraBen.pdf